Hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng (hiệu ứng ảo tưởng chân lý, hiệu ứng xác thực, hiệu ứng sự thật, hiệu ứng nhắc lại) là xu hướng tin thông tin sai là đúng sau khi tiếp xúc nhiều lần.[1][2] Hiện tượng này lần đầu tiên được xác định trong một thí nghiệm năm 1977 tại Đại học VillanovaĐại học Temple.[3][4] Khi đánh giá tính xác thực, người ta sẽ xem liệu thông tin có phù hợp với sự hiểu biết của họ, hoặc có khiến họ cảm thấy quen thuộc không. Điều kiện thứ nhất, sự tương đồng với sự thật đã biết, có tính chất logic. Những mệnh đề lặp lại nhiều lần sẽ được xử lý dễ dàng hơn so với những mệnh đề mới chưa lặp lại, khiến người ta dễ tin hơn vào tính xác thực của chúng. Hiệu ứng chân lý ảo tưởng cũng có liên quan đến thiên lệch nhận thức muộn - hiện tượng gợi nhớ sai lệch mức độ tự tin sau khi biết sự thật.Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự quen thuộc có ảnh hưởng lớn hơn tính hợp lý và nếu ai đó liên tục tiếp xúc với ý kiến cho rằng một sự thật nào đó là sai, niềm tin của họ có thể sẽ thay đổi.[1] Các nhà nghiên cứu cho rằng tác động của hiệu ứng chân lý ảo tưởng lên những người tham gia đã biết câu trả lời chính xác, nhưng lại bị thuyết phục thay đổi niềm tin bởi sự lặp lại các thông tin sai là hệ quả của "thuận lợi trong xử lý".Hiệu ứng chân lý ảo tưởng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như bầu cử, quảng cáo, truyền thông tin tứctuyên truyền chính trị.